Đường thẳng trong không gian và mặt phẳng trong không gian. Quan hệ song song
1. Các tính chất thừa nhận:
+ Có một và chỉ một mặt phẳng đi qua ba điểm không thẳng hàng cho trước.
+ Nếu một đường thẳng có hai điểm phân biệt thuộc một mặt phẳng thì mọi điểm của đường thẳng đều thuộc mặt phẳng đó.
+ Có bốn điểm không cùng thuộc một mặt phẳng.
+ Nếu hai mặt phẳng phân biệt có một điểm chung thì chúng có một điểm chung khác.
+ Trên mỗi mặt phẳng, các kết quả đã biết trong hình học phẳng đều đúng.
2. Ba cách xác định mặt phẳng: qua ba điểm không thẳng hành; qua một đường thẳng và một điểm không thuộc đường thẳng đó; qua hai đường thẳng cắt nhau.
3. Hai đường thẳng gọi là chéo nhau nếu chúng không đồng phẳng; hai đường thẳng gọi là song song nếu chúng đồng phẳng và không có điểm chung.
4. + Nếu ba mặt phẳng cắt nhau theo ba giao tuyến phân biệt thì ba giao tuyến ấy hoặc đồng quy hoặc đôi một song song.
+ Nếu hai mặt phẳng phân biệt lần lượt đi qua đường thẳng song song thì giao tuyến của chúng (nếu có) song song với hai đường thẳng đó hoặc trùng với một trong hai đường thẳng đó.
5. + Một đường thẳng và một mặt phẳng gọi là song song với nhau nếu chúng không có điểm chung.
+ Nếu một đường thẳng không nằm trên một mặt phẳng và song song với một đường thẳng nào đó trên mặt phẳng thì đường thẳng song song với mặt phẳng.
6. + Hai mặt phẳng gọi là song song với nhau nếu chúng không có điểm chung.
+ Nếu mặt phẳng chứa hai đường thẳng a, b cắt nhau và hai đường thẳng này cùng song song với mặt phẳng cho trước thì hai mặt phẳng và song song với nhau.
+ Nếu mặt phẳng và song song thì mọi mặt phẳng cắt đều phải cắt và các giao tuyến của chúng song song.
+ Ba mặt phẳng song song chắn trên hai cát tuyến bất kỳ các đoạn thẳng tỉ lệ.
+ Ba đường thẳng p, q, r cùng song song với một mặt phẳng và cắt hai đường thẳng a, b lần lượt tại A, B, C và A’, B’, C’, thì
Quan hệ vuông góc trong không gian
1. Mặt phẳng vuông góc
Nếu hai mặt phẳng cùng vuông góc với một mặt phẳng thứ ba mà cắt nhau thì giao tuyến của chúng cũng vuông góc với mặt phẳng thứ ba.
a) Nếu mặt phẳng (P) chứa đường thẳng a vuông góc với mặt phẳng (Q) thì hai mặt phẳng (P) và (Q) vuông góc với nhau
b) Nếu hai mặt phẳng (P) và (Q) vuông góc với nhau và A là một điểm nằm trong (P) thì đường thẳng đi qua A và vuông góc với (Q) sẽ nằm trong (P).
2. Góc giữa hai đường thẳng trong không gian là góc giữa hai đường thẳng cùng đi qua một điểm và lần lượt song song với hai đường thẳng đã cho.
Kí hiệu
3. Góc giữa đường thẳng và mặt phẳng là góc giữa đường thẳng đã cho và hình chiếu của nó trên mặt phẳng.
Kí hiệu
4. Góc giữa hai mặt phẳng là góc giữa hai đường thằng lần lượt vuông góc với hai mặt phẳng đó.
Kí hiệu là góc giữa hai mặt phẳng (P) và (Q)