Death MetalLà thể loại nhạc có thể nói là tàn bạo nhất, đậm tính chết chóc từ giai điệu cho đến ca từ. Cực kỳ hằn học. Thường sử dụng distortion mạnh mẽ với tần suất lên cao và độ ồn lớn, tạo nên những âm thanh rất khó nghe. Bass đánh ít nghĩ xen kẽ với drums vô cùng mạnh, âm lượng của bass và drums thường được đẩy cao so với các nhạc cụ khác. Nhạc ít khi tỏ ra "trong sáng" ngay cả trong các đoạn lead.
Các đại diện chủ chốt: Cannibal Corpse, Death, Opeth
Power MetalDòng nhạc "sinh sau đẻ muộn", ra đời vào cuối những năm 80, là hậu duệ của Heavy Metal. Đặc điểm của Power Metal là chơi với tempo nhanh hơn, mạnh hơn Heavy Metal, nhưng lại không chất chứa nhiều sự giận dữ, hằn học và hiếu chiến. Nhạc của Power nghe thường mang lại cảm giác vui vẻ, thoải mái. Các band Power thường chơi kèm keyboard với lead, nhưng không quá chú trọng vào Accord. Lyric cũng không quá thiên về tôn giáo, sự phẫn nộ mà chỉ nhẹ nhàng, nhưng ko hề sến. Cá nhân tôi thấy Lyrics của Power rất hay
Các đại diện chủ chốt: Helloween, Stratovarius, Blind Guardia và Gamma Ray
Progressive MetalCó đặc trưng cơ bản là các sáng tác thường dài, trúc trắc với cấu trúc phức tạp. Không như việc sáng tác có truyền thống của các dòng nhạc khác - bao gồm các đoạn 1 - 2 có chung tiết tấu (chỉ khác bằng việc đổi Lyrics), đến đoạn chorus một nhạc điệu khác, nhạc của Progressive rất đa dạng (có thể đó là dấu ấn của sự sáng tạo so với các dòng khác chăng ?) có thể gồm đoạn 1, 2 và thậm chí cả bridge rồi lead - sau đó lại quay lại đoạn 1 , thậm chí cả 2 - điều rất ít gặp. Hay giai điệu có thể khống lặp lại mà đi từ đầu tới cuối đã có sự cải biến lớn. Band nhạc đưa Progressive lên đỉnh cao là DreamTheater - đặt dấu ấn của mình vào đầu những năm 90.
Các đại diện chủ chốt: DreamTheater, Ivory Tower, Symphony X
Symphonic MetalMetal giao hưởng rất khó gọi là một thể loại Metal riêng biệt, bởi sự pha trộn của nó với các dòng nhạc khác. Symphonic rthường được trộn với Gothic hay Power Metal. Metal giao hưởng có thể chơi tầm "vĩ mô" đại hoành tráng như chơi với dàn nhạc giao hưởng cổ điền hay bán cổ điển hoặc đơn giản chỉ là lấy keyboard thay cho dàn nhạc. Ví dụ dễ thấy nhất là Rhapsody, một band Symphonic của Italia thường hay bị nhầm lẫn sang dòng Power metal. Chính bởi sự kết hợp khéo léo các chất liệu Gothic, hay Power thậm chí cả Black hay Progessive ngay trong dòng nhạc này
Đại diện chủ chốt: Symphony X (cần nói thêm về Symphony X: lại một điển hình nữa cho minh chứng Symphonic là sự kết hợp đậm đà, hài hoà của các dòng Power, Gothic và cả Progressive) và Rhapsody. Chất Gothic thì nhẹ nhàng, nhạc mềm mại mà lại sống động
Các dòng Death tiêu biểu:
Grindcore Death metal: Dòng nhạc thường đánh hỗn loạn, các câu guitar thường đứt đoạn và bị ngắt đột ngột và bài hát khá ngắn và nhạc thì luôn bị đẩy lên với cường độ rất cao. Khi nghe thể loại này có lẽ bạn nên chuẩn bị một thần kinh vững chắc.
Những ban nhạc tiêu biểu: Brutal Truth(Mỹ), Sepultura(Brazil), Napalm Death(Anh), General Surgery(Thuỵ điển), Cryptopsy(Canada)
Hardcore Death metal: đây là sự kết hợp tuyệt vời của thể loại nhạc Hardcore và Death metal. Các ban nhạc chơi thể loại này thường chơi guitar khá trau truốt ngược hẳn với Grincore.
Những ban nhạc tiêu biểu: Carcass(Anh), Satariel (Thuỵ điển)
Satanic Death metal: Thể loại này có đặc trưng là ca từ chỉ duy nhất một mục đích là báng bổ tôn giáo và tôn thờ quỷ Satan.
Những ban nhạc tiêu biểu: Deicide(Mỹ), Immolation(Mỹ), Blood of Christ(Mỹ)
Melodic Death metal: Đặc trưng của dòng nhạc này là những giai điệu guitar mạnh mẽ kết hợp với tiếng Keyboards hay violon, cello... du dương trên nền nhạc dữ dội của Death metal, ca từ cũng được trau truốt kĩ và biểu cảm hơn. Cái nôi của Melodic Death metal chính là ở Bắc Âu đặc biệt là Thuỵ điển. Nhóm tiên phong đầu tiên cho thể loại này là Ceremonial Oath(Thuỵ điển) với album đầu tay "The book of truth" năm 1992. Hiện nay nhiều nước trên thế giới có nhiều ban nhạc ra đời và chịu nh hưởng rõ nét của Swedish Melodic Death metal (Nước Nga có nhóm Absurd, Đức có Mourning Caress)
Những ban nhạc tiêu biểu: Gardenian(Thuỵ điển), Dark Tranquility(Thụy điển), In Flames(Thuỵ điển), Ebony Tears(Thuỵ điển), Sentenced(Phần lan), Children of Bodom(Phần lan), Caledonian(Phần lan)
Gothic Death metal: Đây cũng là một dòng nhạc không kém phần du dương so với Melodic Death metal. Có thể nói 95% các ban nhạc Gothic sử dụng giọng nữ cao trong âm nhạc của mình. Lời ca của thể loại này khá là sâu xa, huyền bí. Nhạc của Gothic Death metal thường chậm và buồn hơn dòng Melodic và một điểm khác nữa là không như Melodic, Gothic luôn sử dụng nhạc cụ chủ đạo là Keyboards. Nó rất hay bị nhầm lẫn với thể loại Doom một phần nguyên nhân là có rất nhiều nhóm kết hợp gothic với doom metal (Trail of Tears của Nauy, Godgory...)
Những ban nhạc tiêu biểu: Crematory(Đức), Paradise Lost(Anh), Dark, Tristiana(Nauy)
Industrial/Techno Death metal: Dòng này mang đậm chất công nghiệp kết hợp với một chút nhạc điện tử. Thể loại này bắt ng*ồn từ Mỹ, nơi mà nền công nghiệp rất phát triển và cũng đầy sự áp bức bóc lột. Thể loại nhạc này tôi rất thích Fear Factory nhưng chỉ tiếc là sau này ban nhạc chuyển sang chi Nu metal.
Những ban nhạc tiêu biểu: Fear Factory(Mỹ), Distant Sun(Canada), Deathstars(Thuỵ điển), Godflesh(Anh)
Progressive Death metal: Thể loại nhạc này rất khó nhận biết rõ được, có lẽ đặc điểm của Progressive Death metal là bài hát thường rất dài, vượt ra khỏi khuôn mẫu truyền thống, phá bỏ cấu trúc âm nhạc truyền thống. Nhạc cụ của họ cũng không bị bó buộc bởi những nhạc cụ chủ chốt, thậm chí tư tưởng của họ còn chịu ảnh hưởng của thể loại nhạc cổ điển. Lời nhạc thường có cốt truyện với một ý tưởng to lớn, đầy trí tuệ và nghệ thuật. Với dòng nhạc này tôi cực khoái Haggard, bạn nên mua ngay nhóm này về khi có thể và sẽ mê mệt ngay nhóm này cho dù bạn không phải là fan của Death metal.
Những ban nhạc tiêu biểu: Opeth(Thuỵ điển), Cynic(Mỹ), Haggard(Đức)
Death/Black metal: Những nhóm chơi dòng nhạc này thường thể hiện loại nhạc là death nhưng mang tư tưởng của Black metal hoặc là lúc thì chi Death lúc chuyển sang chi Black (Vd như Hypocrisy). Đây là bằng chứng cho thấy Death và Black rất gần gũi với nhau và càng ngày càng kết hợp với nhau.
Những ban nhạc tiêu biểu: Behemoth(Balan), Hypocrisy(Thuỵ điển), Daemusinem(Italia), Dissection(Thuỵ điển), Mortal Intention(Đức), Miasma(áo), Angel Corpse(Mỹ)
Thrash/Death metal: Luôn thể hiện một lối đánh cực nhanh, tiếng trống "giã" rất dồn dập và dữ dội. Còn vocals thì hát nhanh như gió cuốn. Đó là phẩm chất dễ thấy nhất của thể loại Thrash/Death, một sự kết hợp có từ thủa sơ khai của Death metal.
Những ban nhạc tiêu biểu: Opprobrium(Brazil), Massacra(Pháp), Evil Dead(Mỹ), At the Gates(Thuỵ điển), Agressor(Pháp), Carnal Forge(Thuỵ điển), Enter My Silence, Destruction(Đức)
Dark metal: Một thể loại rất khó phân biệt nó thuộc Death hay Black nữa (Tạm xếp vào Death metal vậy, vì tôi trót lấy lời của Rotting Christ làm minh hoạ mất rồi). Lời ca của Dark metal rất u ám nhưng cũng rất lãng mạn và đậm nét sử thi và triết học. Không chỉ như thế nó còn nói đến cái chết, những mối tình tội lỗi và ca ngợi những vị chúa tể của bóng đêm (Nói chung là ca từ khó hiểu lắm). Rất nhiều người đánh đồng dòng này với Black metal. Nhưng tôi thiết nghĩ nó chưa chắc đó là Black metal bởi vì tư tưởng của họ cũng không có gì đen tối cho lắm.
Những ban nhạc tiêu biểu: Rotting Christ(Hy lạp), Ancient Ceremony(Đức), Autumn Tears(Mỹ), Decameron(Thuỵ điển với các thành viên của Dissection)
Doom/Death metal: Lại một sự kết hợp nữa, lần này là Death metal với Doom metal. Với âm nhạc nặng nề , tâm trạng u sầu cộng với giai điệu chậm rãi, tiếng trống lê nhịp không hung hãn như vốn có của phong cách Death metal.
Những ban nhạc tiêu biểu: Carpathian Full Moon(Nauy), Dies Irae(Mexico), Diabolique(Thuỵ điển với các thành viên của nhóm At the Gates), Gardens Of Gehenna(Đức), Nightfall(Hy lạp), Thalarion(Slovakia)
Brutal Death metal: Trong các dòng nhạc của Death metal, Brutal Death metal được xem là dòng nhạc nặng nhất, tàn khốc nhất, điên loạn nhất hành tinh đúng như cái tên gọi của nó. Với đặc trưng là Drummer chi cực kì tốc độ nghe như tiếng súng máy cùng với giọng additional vocals thỉnh thong lại gào thét rùng rợn. Hiện nay nhiều rockfan nhầm lẫn Brutal với Grindcore, có lẽ là do 2 dòng nhạc này cùng đưa âm thanh lên cực điểm và có một số nhóm chi kết hợp cả hai dòng nhạc này(Brutal/Grincore Death metal) như Obliterate (Slovakia), Abaddon Incarnate(Ailen). Nhóm tiên phong thử nghiệm Brutal là ban nhạc Mind Snare(Italia) với bản Demo đầu tiên: "Satan''s Slaughter"(1990), đội hình nguyên thuỷ lúc đó gồm hai thành viên là Gigi Casini(bass/vocals) và Chris Benso(Guitar). Tuy nhiên không hiểu lý do gì mà nhóm này mãi tới năm 2000 mới ra album đầu tiên. Nhưng người đặt dấu ấn lớn nhất cho Brutal Death metal đó là nhóm Broken Hope(Mỹ) với album đầu tiên năm 1992: "Swamped in Gore" làm cả thế giới phải kinh ngạc vì cường độ âm thanh khủng khiếp của nó.
Những ban nhạc tiêu biểu:Broken Hope(Mỹ), Hate Enternal(Mỹ), Sinister(Mỹ), Vile(Mỹ), Goratory(Mỹ), Origin(Mỹ), Impurity(Mỹ), God Dethroned(Hà Lan), T666, War Corpse(Mỹ), Krisiun(Barzil)
Black Metal : Tuy đứng riêng ở 1 nhánh, nhưng Black vẫn hay được các rockfan gọi là người anh em song sinh của Death. Theo nghĩa rộng, có thể hiểu Black là hình ảnh của Satan. Đặc điểm của thể loại này : Nhịp phách của trống như “điên loạn” và “hoang dại”, lời nhạc ma quái, tiếng hát của vocalist như tiếng than vang lên từ lòng đất, tiếng keyboard thánh thót đi kèm với tiếng guitar điện hay bị “ méo mó” và vô cùng “ngược tông” khiến người nghe luôn có cảm giác bị kìm nén như không có lối thoát. Ca từ đề cập đến hình tượng huyền bí của quỷ Satan, những cuộc chém giết đẫm máu, phỉ báng thần thánh, đập phá nhà thờ., tán dương những học thuyết hư vô kì bí hay những câu truyện thần thoại ở bán đảo Scandinavi....
Dòng nhạc này bắt đầu vào những năm đầu thập kỉ 80 với band Bathory và 1 phần nào đó là Venom, Samael . Cuối những năm 80, Mayhem đã đánh bóng hình ảnh của Black Metal, kéo theo 1 loạt các band của Nauy như Dark Throne, Immortal, Burzum.... Thập kỉ 90 đã đánh dấu 1 phong cách mới cho Black như việc mang theo âm hưởng của dân ca xứ Scandinavi và tiếng keyboard điện tử hoà âm đầy nghệ thuật của các band Cradle Of Filth, Dark Funeral, Satyricon, Borkanagar, Emperor...
Doom Metal và Gothic Metal : lối đánh chậm chạp, nặng nề, nền nhạc u buồn tang tóc là đặc trưng cơ bản nói chung của 2 thể loại này (nếu như Death đánh càng nhanh càng tốt thì Doom/Gothic ngược lại, càng chậm càng hay). Doom chú trọng nhiều đến guitar và trống, còn Gothic quan tâm đến giọng nữ soprano với tiếng keyboard .
Band nhạc vốn chơi Heavy Metal những năm 70 Black Sabbath đã đặt nền móng cho Doom ngày nay với những âm thanh u sầu ảm đạm trong các album “"Paranoid" và "Master of Reality". Trouble, Angel Witch, Saint Vitus, Candelmass... là các band mở đầu và mở đường cho Doom.
Vào đầu thập niên 80, Christian Death là band nhạc tiên phong của dòng Gothic. Thể loại này có vào tiếng keyboard réo rắt trải dài, tổng hợp các loại âm thanh tuôn tràn ào ạt như sóng dữ . Giọng nam trầm khàn đục, thỉnh thoảng gào thét chói tai như Death kết hợp với giọng nữ cao lanh lảnh như Opera nghe u ám và kì dị.
Gần đây, Doom ngày càng mang đậm chất Gothic và ngược lại. Thể loại Doom/Gothic (hay là Doom-Death) ngày càng được nhiều band đánh: Trail Of Tears, Moonspell, Dawn Of Dreams ,Tristania , Theatre Of Tragedy, Crematory, Tiamat, Lake of Tears, Katatonia, Opthalama , 3 band nổi tiếng của Anh Paradise Lost , Anathema và My Dying Bride. ...
Thuyết tương đối của Albert Einstein không chỉ đúng với vận tốc và thời gian. Nó còn đúng với Rock nữa
Mọi định nghĩa và tính chất của các dòng Rock chỉ mang tính tương đối. Chính những band nhạc huyền thoại, bằng thiên tài của mình, đã sáng tạo, định hình và phát triển các thể loại của Rock chứ hoàn toàn không phải ngược lại. Vì vậy, đừng nên quá cố gắng tìm hiểu và phân biệt band này thuộc dòng gì, bài kia chơi với phong cách nào....