1.
Sự bành trướng của Nhật BảnChiến trường châu Á-Thái Bình Dương khác với chiến trường châu Âu rất nhiều. Chiến trường này hầu hết được đánh tại các đảo Nhật Bản đã chiếm đóng trong khu vực Tây Thái Bình Dương và Đông Á cho nên hải chiến và các trận đánh gần biển xảy ra nhiều hơn các trận đánh trên đất liền như ở châu Âu.
Chiến tranh Trung-Nhật đang tiếp diễn tại Đông Á khi Đệ nhị thế chiến bắt đầu tại châu Âu, cho nên một vài sử gia cho rằng ngày Nhật xâm lăng Trung Quốc (ngày 7 tháng 7 năm 1937) là ngày bắt đầu chiến tranh tại chiến trường Thái Bình Dương. Tuy nhiên, nếu tính là một phần của Đệ nhị thế chiến, thì ngày 7 tháng 12 năm 1941 thường được nhắc đến như là ngày bắt đầu, khi Nhật tuyên chiến với Hoa Kỳ và các nước Đồng Minh bằng việc lực lượng của Hạm đội Liên Hợp Nhật Bản dưới sự chỉ huy của Đô đốc Yamamoto Isoroku tấn công bất ngờ vào Trân Châu Cảng (Pearl Harbor), Philippines và một số thuộc địa của các cường quốc châu Âu tại Đông Á và Tây Thái Bình Dương.
Nhật hành động nhanh chóng để chiếm các đảo ở Thái Bình Dương có giá trị phòng thủ nhằm làm cạn ý chí chiến đấu của Mỹ. Tại Trung Quốc và Đông Nam Á, Nhật tiếp tục bành trướng các khu vực được nó kiểm soát nhằm kịp thời khai thác tài nguyên để sử dụng.
Sáu tháng sau khi giao chiến, các hạm đội Nhật và Mỹ đánh nhau giữa Thái Bình Dương. Sau Trận chiến Midway, nòng cốt hạm đội tàu sân bay của Nhật đã bị tàn phá, và quân Nhật không tiến được nữa trên Thái Bình Dương. Nhật tiếp tục tìm cách trả đũa, nhưng quân Mỹ dùng biện pháp đánh theo vòng ngoài của Nhật, cùng lúc nhảy từ đảo này qua đảo nọ để đẩy Nhật phải lui lại.
2.
Nhật Bản thua cuộcKhi Nhật bành trướng, họ để lại nhiều tiền đồn phòng thủ tại mỗi hòn đảo họ kiểm soát trên Thái Bình Dương. Kế hoạch của Mỹ để đối phó với các đảo này là chiếm những đảo cốt yếu cho việc tiến đến Nhật, trong khi làm giữ vững các đảo khác không bị chiếm. Thuỷ quân lục chiến Hoa Kỳ phải đánh nhiều trận đấu đẫm máu trên những hòn đảo này để chiếm giữ những đảo và sân bay để quân đội có thể tiến tới.
Tại phía nam của cuộc bành trướng của quân đội Nhận Bản, trên đảo Tân Guinea, Nhật đã bị quân lực Úc chặn lại, không chiếm giữ nổi toàn bộ đảo. Hai lực lượng này đánh nhau trong các khu rừng trong những hoàn cảnh khốc liệt để giành giật đảo này. Trong khi Tân Guinea không quan trọng lắm, nhưng quân Úc sợ sau khi Nhật chiếm giữ đảo này, Úc sẽ bị đe dọa.
Tại Đông Nam Á, Nhật đã tiến nhanh trong các thuộc địa của Anh cho đến khi bị kháng cự mãnh liệt tại Miến Điện. Quân lực Anh, trong đó có rất nhiều đơn vị người Ấn Độ, đã đuổi lùi quân Nhật tại trận đánh Kohima-Imphal và vì thế Nhật không đe dọa được Ấn Độ và các đường tiếp tế cần thiết cho quân Trung Quốc đang đánh các lực lượng Nhật tại đó.
Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ trên mặt trận Thái Bình Dương 1943Đến gần cuối chiến tranh, Mỹ chiếm được các căn cứ gần Nhật và bắt đầu ném bom vào các đảo nước này. Tuy không mạnh mẽ như tại Đức, việc ném bom rất có hiệu quả tại vì nhà cửa ở Nhật dễ sập hơn và người Nhật ít chuẩn bị trước hơn với mối đe dọa này. Thêm vào đó, việc mất các thuộc địa và quan trọng hơn là việc mất hàng hải đã làm tê liệt khả năng thu thập tài nguyên cần thiết. Vì thế, ngành công nghiệp Nhật không thể sản xuất bằng mức mà Đức có thể duy trì được vào lúc chiến tranh sắp chấm dứt.
Quân Đồng Minh có kế hoạch đổ bộ vào Nhật, nhưng sự phát triển bom nguyên tử làm thay đổi tình hình. Ngày 6 và 9 tháng 8, hai quả bom đã được Hoa Kỳ thả xuống Hiroshima và Nagasaki. Quân đội Liên Xô sau khi kết thúc chiến tranh ở Đức đã tuyên bố chiến tranh với Nhật, và sau khi Mỹ thả bom nguyên tử xuống Hiroshima đã tấn công đội quân Quan Đông của Nhật đang đóng ở Mãn Châu ngày 9 tháng 8. Thấy rõ không thể cứu vãn được, ngày 15 tháng 8, Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng Đồng Minh. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Nhật Bản ký văn kiện đầu hàng không điều kiện, sáu năm và một ngày sau khi cuộc thế chiến bắt đầu (kể từ ngày Đức xâm lược Ba Lan). Tuy nhiên hậu quả của hai vụ ném bom này thì cho đến gần đây, những người dân Nhật vẫn phải gánh chịu.